xuất nhập khẩu ủy thác
KẾ TOÁN 04 - 08 -2021 463

Kế toán ngoại tệ và xuất nhập khẩu ủy thác

Lĩnh vực kế toán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá và kế toán liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác kế toán này thường phát sinh nhiều ở các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó vấn đề áp dụng tỷ giá nào để ghi nhận nghiệp vụ thì không phải người làm kế toán nào áp dụng được. Do đó, chúng ta sẽ cùng phân tích các nội dung của lĩnh vực kế toán này, hiện tại đang quy định trong chuẩn mực kế toán 10 và thông tư 200.

Các giao dịch có gốc ngoại tệ và ghi nhận ban đầu

Có 5 loại giao dịch có gốc ngoại tệ:

(1) Mua hoặc bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà giá cả được xác định bằng ngoại tệ;

(2) Vay hoặc cho vay các khoản tiền mà số phải trả hoặc phải thu được xác định bằng ngoại tệ;

(3) Trở thành một đối tác (một bên) của một hợp đồng ngoại hối chưa được thực hiện;

(4) Mua hoặc thanh lý các tài sản; phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ xác định bằng ngoại tệ;

(5) Dùng một loại tiền tệ này để mua, bán hoặc đổi lấy một loại tiền tệ khác

Ghi nhận ban đầu

Là một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch. Có nghĩa là dùng tỷ giá để quy đổi khi ghi nhận và là tỷ giá tại ngày giao dịch. Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao ngay, có thể là tỷ giá xấp xỉ, nếu ít biến động

Các loại tỷ giá sử dụng để ghi nhận

Nếu chúng ta đọc trong chuẩn mực và thông tư 200, chúng ta sẽ có rất nhiều tỷ giá được sử dụng với tên gọi khác nhau. Vì vậy, nếu không hiểu rõ từng loại tỷ giá, sẽ rất dễ áp dụng sai khi thực hiện ghi nhận nghiệp vụ. Hãy cùng xem bảng liệt kê dưới đây để tìm hiểu các loại tỷ giá:

Stt

Các loại tỷ giá

Căn cứ xác định

Ví dụ

1

Tỷ giá giao dịch thực tế

Là tên gọi chung cho các loại tỷ giá

Như tỷ giá mua, bán, xấp xỉ,…

3

Tỷ giá từ hợp đồng đã ký với ngân hàng

Căn cứ vào hợp đồng mà công ty đã ký với ngân hàng

Công ty A ký hợp đồng mua ngoại tệ với ngân hàng ACB cho lô hàng nhập khẩu với tỷ giá là 23.000VND/USD, thì cho dù tỷ giá thị trường biến động như thế nào công ty vẫn phải ghi nhận theo tỷ giá này. Nếu đến cuối kỳ công ty vẫn không đánh giá tỷ giá cuối kỳ.

4

Tỷ giá ngân hàng công bố (mua/bán)

Căn cứ vào thông tin ngân hàng công bố hàng ngày

Ngày 01/01/2020, Ngân hàng ACB công bố tỷ giá:

+ Mua:  23.000VNĐ/USD

+ Bán: 23.200VNĐ/USD

5

Tỷ giá ghi sổ

Là tỷ giá đã ghi nhận trước đây gắn liền với khoản mục tiền tệ

Ngày 01/01/2020, Công ty ghi nhận khoản tiền ngoại tệ với tỷ giá là 23.000VNĐ/USD, thì kể từ thời điểm sau ngày này tỷ giá đó gọi là tỷ giá ghi sổ

6

Tỷ giá xấp xỉ

Không chênh lệch quá 1% so với biến động tỷ giá mua/bán của ngân hàng thương mại mà công ty đó giao dịch thường xuyên

Công ty A, xác định ngân hàng ACB là ngân hàng giao dịch thường xuyên. Trong giai đoạn tháng 5/2020, công ty có thể sử dụng 1 tỷ  giá 23.000 VNĐ/USD để ghi sổ nếu tỷ giá này không biến động quá +/-1% so với tỷ giá mua bán hàng ngày mà ngân hàng công bố.

 

Khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ

Từ thông tin các tỷ giá đã nêu như trên, bây giờ chúng ta phải sử dụng tỷ giá nào để ghi nhận?. Muốn biết sử dụng tỷ giá nào thì có 2 khái niệm chúng ta phải hiểu rõ đó là khoản mục tiền tệkhoản mục phi tiền tệ. Hiểu nôn na là khi ghi nhận một nghiệp vụ chúng ta phải đánh giá xem khoản mục đó là tiền tệ hay phi tiền tệ mà chọn loại tỷ giá ghi nhận cho chính xác

Cùng xem bảng dưới đây để phân biệt hai nội dung này nhé:

Tiêu chí

Khoản mục tiền tệ

Khoản mục phi tiền tệ

Bản chất

là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các nợ phải trả bằng ngoại tệ và phải báo cáo lại theo tỷ giá cuối kỳ (cuối kỳ phải đánh giá lại)

Là tài sản không được thu hồi bằng ngoại tệ,và báo cáo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch , không đánh giá lại cuối kỳ

Ví dụ

Các khoản mục sau đây trên báo cáo tài chính lập 31/12/2020 của công ty A:

– Khoản nợ phải thu của công ty K, số tiền 5.000 USD, thời hạn phải thu là 6 tháng.

– Khoản cho công ty H vay ngắn hạn, số tiền 50.000 USD

– Khoản ứng trước cho nhà cung cấp để mua hàng hóa, số tiền: 10.000 USD. Tuy nhiên, do khó khăn trong nguồn hàng, nhà cung cấp và doanh nghiệp ngừng thực hiện hợp đồng. Nhà cung cấp sẽ hoàn lại tiền ứng trước trong tháng 1/N.

– Khoản đầu tư vào trái phiếu quốc tế phát hành bằng ngoại tệ, số tiền 100.000 USD.

– TSCĐ được nhập khẩu và đưa vào sử dụng tại 31/12/N, giá nhập khẩu: 50.000 USD. Tài sản không phải chịu các loại thuế.

– Khoản tiền nhận trước của khách hàng F, số tiền 20.000 USD. Dự kiến trong tháng 1 năm sau, doanh nghiệp sẽ giao hàng bán cho khách hàng F.

Tỷ giá sử dụng để ghi nhận

– Nếu ghi tăng: dùng tỷ giá giao dịch thực tế, đối với:

(1)  Tài sản: tỷ giá mua

(2)  Nợ: tỷ giá bán

– Nếu ghi giảm: dùng tỷ giá ghi sổ

– Nếu phát sinh thường xuyên: dùng tỷ giá xấp xỉ

– Nếu không thường xuyên: dùng tỷ giá đích danh

– Đánh giá lại cuối kỳ: dùng tỷ giá thự tế, nếu có ký hợp đồng mua bán ngoại tệ thì không cần đánh giá lại

Chỉ quy đổi ngoại tệ 1 lần lúc phát sinh và sử dụng tỷ giá thực tế

Lưu ý trường hợp có ứng trước, ký quỹ thì sử dụng tỷ giá theo từng lần phát sinh, tương tự như ghi nhận doanh thu có ứng trước

Kế toán xuất nhập khẩu ủy thác

Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác là một hoạt động mà các nghiệp vụ có liên quan đến tỷ giá, ngoại tệ, trong đó có hai bên là bên ủy thác và bên giao ủy thác:

+ Bên giao ủy thác: là công ty có nhu cầu nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhưng không đứng ra làm thủ tục xuất nhập khẩu mà thuê một bên thứ 3 để thực hiện (bên nhận ủy thác). Thông thường, có một số công ty thành lập luôn một phòng ban để thực hiện công việc này như phòng xuất nhập khẩu

+ Bên nhận ủy thác: là công ty chuyên nhận các dịch vụ thực hiện xuất nhập khẩu theo ủy quyền từ bên giao ủy thác

Về các nghiệp vụ ghi nhận kế toán của bên giao, bên nhận ủy thác đã được hướng dẫn chi tiết trong thông tư 200. Ở đây, chúng tôi không mô tả lại mà chỉ trình bày sự khác biệt giữa 2 bên này cho người đọc có cái nhìn tổng quan:

Tiêu chí xem xét

Bên giao ủy thác

Bên nhận ủy thác

Luồn hàng hóa

Đây là hàng hóa của công ty nên được ghi bình thường vào sổ sách theo quy định. Lưu ý việc sử dụng tỷ giá khi tính giá gốc.

Đây không phải là hàng hóa của công ty nên không ghi nhận chính thức vào sổ kế toán, chỉ theo dõi bên ngoài mang tính chất quản trị

Luồng tiền

Đây là luôn tiền của công ty nên được ghi nhận bình thường vào sổ sách theo quy định.

Được phép ghi nhận vào sổ sách của công ty nhưng chỉ ghi nhận theo một tỷ giá danh nghĩa (không bắt buộc theo quy định về tỷ giá). Và không được ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Luồn phí dịch vụ

Nếu:

+ Ủy thác nhập khẩu: ghi nhận tính vào giá gốc hàng tồn kho

+ Ủy thác xuất khẩu: ghi nhận vào khoản mục chi phí bán hàng.

Ghi nhận vào doanh thu bán hàng

Các khoản thu chi hộ

Sử dụng tài khoản 138, 338 để theo dõi

Và ghi nhận trên các chỉ tiêu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

0902.729.753